Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ gây ra rất nhiều khó chịu với các mẹ bầu khi thai nhi tăng cân nhanh chóng, gây khó khăn trong việc đi lại và di chuyển. Nhằm giúp các mẹ vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, suôn sẻ, bài viết sẽ chia sẻ những kinh nghiệm và cách chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ chuẩn và an toàn nhất.
Cách chăm sóc cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ
1. Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối - Chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối
Ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, bà bầu không những phải cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi trong bụng mà còn phải tích trữ một phần dưỡng chất bên trong cơ thể để chuẩn bị cho quá trình sinh nở và cho con bú sau này. Vì thế nhu cầu
dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ là cực kỳ lớn.
Cách chăm sóc bà bầu cũng cần phải chú ý hơn. Sản phụ cần bổ sung nhiều các thực phẩm có hàm lượng chất dinh dưỡng cao như thịt nạc, sữa, các loại cá... Cụ thể, trong giai đoạn này, bà bầu phải được cung cấp các dưỡng chất thiết yếu sau:
Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối
- Sắt: 3 tháng cuối thai kỳ các bà bầu thường gặp phải tình trạng thiếu sắt, dẫn tới thiếu máu. Triệu chứng đi kèm của thiếu máu là mệt mỏi và buồn ngủ thường xuyên. Bà bầu cần phải bổ sung các thực phẩm giàu sắt như thịt gà, thịt đỏ, các loại đậu và rau xanh. Ngoài ra, để tăng cường hấp thụ sắt, các mẹ nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh chứa nhiều vitamin C. Vitamin C không chỉ giúp tăng cường hấp thụ sắt mà còn làm tăng khả năng hồi phục vết thương và là thành phần quan trọng trong quá trình hình thành mô liên kết ở da, xương.
- Canxi: giai đoạn này thai nhi phát triển mạnh nhất, bổ sung canxi giúp cho hệ cơ, xương của thai nhi phát triển tốt và chuẩn bị cho nguồn sữa sau này. Các thực phẩm giàu canxi như sữa, cam, hạnh nhân, rau cải chíp, cải xoăn, rau súp lơ...
- Omega 3: Sự phát triển trí não của trẻ trong 3 tháng cuối thai kỳ là nhanh nhất cho nên tầm quan trọng của omega 3 là không thể phủ nhận. Bổ sung nhiều omega 3 sẽ giúp thai nhi sinh ra thông minh hơn đó các mẹ. Omega 3 có nhiều trong các loại hạt, quả óc chó, cá hồi... Bà bầu nên bổ sung gấp đôi so với khẩu phần ăn bình thường.
Chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối
- Các loại vitamin: ngoài việc bổ sung vitamin từ các loại hoa quả, rau xanh, mẹ bầu nên tham khảo bác sĩ để uống bổ sung các loại vitamin.
Những lưu ý về dinh dưỡng khi chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ
Để thai nhi phát triển tốt nhất và quá trình "vượt cạn" dễ dàng hơn, cần phải lưu ý một số vấn đề về dinh dưỡng khi
chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối:
- Nên chia nhỏ thành 5-6 bữa/ngày. Cách 3 giờ/lần bổ sung các thức ăn nhẹ bổ dưỡng. Tuyệt đối không được ăn quá no hoặc nhịn đói, bỏ bữa trong thời gian dài.
- Hạn chế ăn các thức ăn cay, thức ăn chiên nhiều dầu mỡ để tránh tăng cân quá nhiều.
Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối
- Mẹ bầu nên uống nhiều nước, tránh ăn mặn trong giai đoạn này để phòng ngừa táo bón và ngăn ngừa chứng phù nề. Uống từ 2-2,5l nước mỗi ngày và chia thành từng ngụm nhỏ.
- Ăn nhiều hoa quả, rau xanh để bổ sung chất xơ, ngăn ngừa táo bón.
- Không ăn các đồ ăn sống, các đồ ăn đóng hộp.
2. Chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối - Lịch khám thai và các xét nghiệm cần làm
Để phòng ngừa và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm trong 3 tháng cuối thai kỳ như tiền sản giật, tiểu đường, đa ối, sinh non, thai tăng tưởng chậm, thai chết lưu... bà bầu cần phải đến khám thai và xét nghiệm đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ. Khám thai mỗi 2 tuần/lần từ tuần thứ 30 và 1 lần/tuần từ tuần thứ 36.
Các xét nghiệm quan trọng bà bầu cần làm trong 3 tháng cuối là:
- Cân, đo huyết áp, theo dõi phù chân, ghi nhân cử động thai mỗi lần khám thai.
Bà bầu 3 tháng cuối cần phải đi khám thai thường xuyên
- Bác sĩ đo bề cao tử cung, nghe tim thai, siêu âm để biết trước những dấu hiệu bất thường của thai nhi.
- Thử nước tiểu để phát hiện sớm triệu chứng tiền sản giật và những biến chứng.
Trong những tháng cuối cùng, bác sĩ sẽ kiểm tra lần cuối những bất thường ở động mạch, tim và cấu trúc não và những bất thường ở nhau thai, nước ối... Nếu có dấu hiệu bất thường xảy ra sẽ có những cách ứng phó và giải pháp xử lý an toàn và nhanh nhất.
3. Cách chăm sóc cho bà bầu 3 tháng cuối - Chuẩn bị về thể chất trước sinh
Quá trình sinh nỡ là hết sức khó khăn và mất nhiều sức, có thể là cả máu nữa. Mẹ bầu cần được chăm sóc sức khỏe thật tốt để chuẩn bị cho kỳ "vượt cạn" sắp tới. Một số kinh nghiệm và biện pháp chăm sóc cho bà bầu 3 tháng cuối về thể chất như sau:
- Ngủ đủ giấc, thường xuyên có những giấc ngủ ngắn. Khi ngủ nên kê cao gối và nằm nghiêng sang trái để cung cấp máu cho thai nhi tốt nhất.
Chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ
- Tránh ngồi quá nhiều: ngồi nhiều sẽ khiến mẹ bị đau lưng và gây áp lực lên bụng làm thai nhi khó chịu. Khi ngồi nên ngồi thẳng lưng tựa vào thành ghế. Thỉnh thoảng mẹ nên đứng dậy và đi bộ nhẹ nhàng xung quanh để máu huyết lưu thông và phòng ngừa bệnh trĩ.
- Đi bộ hay tập thể dục, yoga mỗi ngày để cơ thể khỏe khoắn, sinh nỡ dễ dàng. Tập thể dục, yoga trong 3 tháng cuối không chỉ giúp thai nhi phát triển tốt hơn mà còn giúp hành trình "vượt cạn" của mẹ nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều. Với các mẹ bụng phát triển quá to thì nên hạn chế việc tập thể dục.
- Massage bà bầu: Đây là biện pháp tốt nhất giúp mẹ bầu cảm thấy thư giãn, giảm nhức mỏi cơ thể. Ngoài ra
massage bà bầu là biện pháp chăm sóc tinh thần rất tốt, giúp ngăn ngừa tình trạng trầm cảm trước và sau sinh.
>> Xem thêm:
Lợi ích của massage bà bầu
4. Chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối - Những kinh nghiệm mẹ cần biết
Trong giai đoạn 3 tháng cuối, bà bầu cần phải lưu ý một số kinh nghiệm sau để chuẩn bị tốt nhất cho hành trình "vượt cạn" sắp tới, tránh những biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật, sinh non...
- Đếm cử động thai mỗi ngày 3 lần.
- Giữ cho tinh thần luôn thoải mái: việc giữ tinh thần thoải mái, không lo lắng, sợ hãi sẽ giúp quá trình sinh nở dễ dàng hơn. Mẹ bầu nên chia sẻ những điều mình lo lắng, tâm sự với chồng để cảm thấy thoải mái, yêu đời hơn.
- Hạn chế đi du lịch, đi xa, đặc biệt là từ tuần 37 trở đi vì bé có thể trào đời bất cứ khi nào đó mẹ.
- Tránh cúi người, với tay hay rặn mỗi khi bị táo bón, những động tác này có thể dẫn tới tình trạng sinh non.
Không nên lạm dụng thuốc bổ trong 3 tháng cuối
- Không nên lạm dụng thuốc bổ: các mẹ bầu không nên quá lạm dụng thuốc để tránh gánh nặng cho dạ dày.
- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho mẹ và bé sau sinh.
- Tham gia các lớp học tiền sản, chuẩn bị trước khi sinh
Trên đây là
kinh nghiệm chăm sóc cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ, hy vọng các mẹ sẽ có một hành trình "vượt cạn" thành công và dễ dàng. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu đã phải trải qua rất nhiều vất vả rồi, và chỉ còn 1 vài tháng nữa thôi là thiên thần của mẹ sẽ trào đời đấy. Cố lên mẹ nhé!
>> Xem thêm:
Chăm sóc sau sinh