Ngày đăng : 18:15:57 05-12-2019
,
Theo lời khuyên của các bác sĩ và chuyên gia y tế thì chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi con từ 6 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên, một số bố mẹ lại vì muốn con phát triển nhanh mà đã cắt giảm giai đoạn, cho trẻ ăn dặm từ lúc 4 tháng tuổi. Điều đó là hoàn toàn không hợp lý một chút nào. Đọc bài viết dưới đây của Evacare để biết những tác hại khôn lường khi con trẻ ăn dặm quá sớm nhé.
#Trẻ sẽ dễ chán sữa mẹ
Vì được tiếp xúc với nguồn thức ăn mới mà trẻ sẽ dần dần bú mẹ ít đi. Điều này ảnh hưởng tới việc hấp thụ dưỡng chất của trẻ vì các chất trong đồ ăn dặm không đủ cho sự phát triển của con như trong sữa mẹ. Đây là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Điều đó làm ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển của trẻ.
Các nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng lượng sữa trẻ bú giảm đi sẽ làm trẻ bị hụt lượng chất dinh dưỡng và kháng thể cần thiết để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại
#Nguy cơ mắc bệnh béo phì
Khi mới thay đổi chế độ ăn, có thể trẻ sẽ có những biểu hiện như nôn ọe, rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên khi bé đã thích nghi với sự thay đổi, các bà mẹ sẽ muốn tẩm bổ cho con và đến lúc trẻ ăn quá nhiều thành thói quen không thể thay đổi mới tá hỏa vì trẻ tăng cân quá mức và xuất hiện dấu hiệu của bệnh béo phì
Nhiều cuộc nghiên cứu của các nhà y khoa đã khẳng định rằng trẻ em ngừng bú sữa mẹ và ăn dặm trước 4 tháng tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì tuổi lên 3 cao hơn so với những bé ăn dặm đúng tiêu chuẩn
#Bé dễ bị dị ứng thức ăn
Dưới 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, do đó việc bắt trẻ làm quen sớm với các thực phẩm mới lạ là nguyên nhân dẫn đến việc rối loạn tiêu hóa ở con. Thêm nữa, việc dị ứng thức ăn cũng là một trong những tác hại nguy hiểm nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm. Ngay cả khi bé đã đến tuổi ăn dặm, mẹ cũng rất cần phải cẩn thận, cho con ăn từng chút một để xem phản ứng của con trước những loại thực phẩm mới.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng từ 8 – 10% trẻ bị dị ứng với 1 hoặc một số loại thực phẩm.
#Thận của bé sẽ có thể bị tổn thương
Không những hệ tiêu hóa của bé không thích nghi với việc cung cấp chất dinh dưỡng từ thức ăn lạ mà thận cũng vậy. Thận sẽ phải làm việc quá tải nếu bé ăn những thực phẩm giàu protein, lipid và gây cặn lắng ở thận. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị đau dạ dày táo bón, tiêu chảy nếu ăn dặm quá sớm.
#Bé có nguy cơ bị nghẹt thở
Vì cơ thể phải “chín ép” và thích nghi với việc ăn dặm sớm nên các phản xạ của cơ thể chưa thể thích nghi và điều hòa. Sự hoạt động của các cơ hàm, lưỡi, họng chưa có sự phối hợp nhuần nhuyễn. Điều này khiến bé dễ bị sặc khi uống nước và nghẹn khi ăn. Chưa kể, do lưỡi chưa đẩy được thực phẩm vào đúng đường tiêu hóa nên dễ gây tắc thở, rất nguy hiểm
Trên đây là 5 nguyên nhân vì sao không nên để bé ăn dặm quá sớm. Bố mẹ hãy tham khảo và đưa ra những quyết định thật thông thái trong quá trình chăm sóc con nhé!