So sánh sản phẩm
Untitled 1

Chat Facebook

Spa chăm sóc bà bầu sau sinh tại nhà

Mẹ Biết Gì Về Những Trường Hợp Sảy Thai Âm Thầm?

Ngày đăng : 16:08:31 03-10-2019

,

Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, có một nỗi sợ mà mẹ nào cũng trải qua đó là sảy thai. Đó cũng chính là lý do mà ông bà ta thường khuyên rằng không nên thông báo cho mọi người về việc có thai trước tuần 10. Tuy nhiên, đôi khi mẹ sảy thai mà ngay cả bản thân mẹ cũng không biết. Người ta gọi đó là sảy thai âm thầm. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho mẹ những thông tin bổ ích về tình trạng nói trên. 

 

say-thai-am-tham

 

Sảy thai âm thầm là gì?

Những trường hợp này thường xảy ra trước tuần 13 của thai kỳ. Thậm chí có nhiều trường hợp mẹ sảy thai khi còn chưa biết là mình đang có bầu. Thông thường, đối với việc sảy thai âm thầm, mẹ sẽ không có bất kỳ một triệu chứng nào bất thường. Điều này khiến mẹ tin rằng con của mình vẫn đang phát triển bình thường. Tuy nhiên, càng về sau thì các triệu chứng như ốm nghén, sự phát triển của tuyến vú ngày càng thụt giảm. Đây cũng là lúc bạn biết mình đã sảy thai

Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do sự nhiễm sắc thể của thai nhi. Nhiễm sắc thể là những cấu trúc trong tế bào mà có mang gen di truyền. Sảy thai có thể là kết quả của quá trình phân chia tế bào bất thường trong cấu trúc của nhiễm sắc thể

Việc sảy thai này mẹ có thể xác định sớm nếu đi thăm khám, siêu âm thường xuyên.

 

Làm thế nào để chắc chắn thai nhi vẫn phát triển bình thường?

Sau tuần thứ 6 của thai kỳ, việc xác định nhịp tim của thai nhi có thể biết được thai có phát triển khỏe mạnh hay không. Nếu tuần 8 và tuần 10, tim thai vẫn đập bình thường thì khả năng sảy thai rất thấp, chỉ khoảng 1,6 - 2%. Vì vậy, mẹ không cần phải lo lắng đến việc bị sảy thai âm thầm nữa

 

Những trường hợp dễ bị sảy thai âm thầm

Phụ nữ trên 35 tuổi có nguy cơ sảy thai âm thầm cao

Mẹ có vấn đề về nội tiết tố, mắc bệnh tiểu đường, các vấn đề về tử cung hoặc cổ tử cung

Mẹ hút thuốc, suy dinh dưỡng, sử dụng thuốc, uống quá nhiều caffeine, tiếp xúc với bức xạ hoặc chất độc hại

Cấy trứng vào niêm mạc tử cung không đúng cách

Mẹ đã từng phá thai

 

Khi bị sẩy thai, bạn có thể không gặp phải các dấu hiệu sảy thai thông thường. Chẳng hạn như chảy máu. Tuy nhiên vẫn có thể biết thông qua một số triệu chứng sau:

Nồng độ hormone sẽ bắt đầu giảm và các dấu hiệu mang thai như buồn nôn và đau vú giảm.  Trong một số ít trường hợp, phụ nữ có thể thấy xuất tiết màu đỏ hoặc nâu mà không chảy máu nặng. Nếu bạn gặp các triệu chứng như vậy, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra chắc chắn nhất.

 

Điều trị hậu sảy thai

Trong khi sảy thai, miệng tử cung của mẹ sẽ hở trong 1 khoảng thời gian ngắn. Các vi khuẩn sẽ tận dụng cơ hội này để tấn công. Dùng thuốc kháng sinh, vệ sinh đúng cách và nghe theo lời chỉ dẫn của bác sĩ sẽ hạn chế tình trạng nhiễm trùng. 

 

Sau bao lâu thì có thể mang thai trở lại?

Sau khi được điều trị dứt điểm thì 2 vợ chồng có thể quan hệ bình thường. Tuy nhiên, theo lời các bác sĩ chuyên ngành thì sau ít nhất 6 tuần cơ thể mẹ mới hồi phục trở lại. Dự định mang thai nên chờ thêm từ 3-6 tháng. 

 

Việc sảy thai là sự cố ngoài mong muốn của bố mẹ. Tuy nhiên, nếu trường hợp này xảy ra, mẹ nên có sự can thiệp của y tế và phẫu thuật. Thêm nữa, người phụ nữ cũng nên có một chế độ nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với kiểm tra tại cơ sở y tế để loại trừ trường hợp bị sảy thai một lần nữa!