Ngày đăng : 01:51:49 28-12-2019
,
Nuôi con dại gặp vô số vấn đề mà bố mẹ thường không biết phải xoay sở như thế nào. Đọc bài viết dưới đây ngay để tích lũy cho mình thêm nhiều kinh nghiệm bố mẹ nhé!
Ho có đờm là tình trạng trẻ ho nhiều, có đờm nhớt trong cổ họng, gây rát họng, khó thở hoặc thở khò khè. Bệnh này không quá nặng tuy nhiên lại dai dẳng và lâu lành nếu không được chăm sóc kĩ, thậm chí còn gây biến chứng sang các bệnh viêm đường hô hấp. Cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ tình trạng, chữa trị kịp thời và dứt điểm để không có những mối lo trở về sau.
2. Nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm
Chất dịch nhầy ở đường hô hấp dưới của bé gây bít tắc đường thở làm trẻ bị ho có đờm, thở khò khè. Nguyên nhân có thể do đang mắc các bệnh như: cảm lạnh, cảm cúm, viêm tiểu phế quản, viêm thanh quản. Thời điểm trẻ hay mắc bệnh nhất là vào mùa đông, thời tiết lạnh cùng với không khí khô đặc biệt là ở miền Bắc . Bên cạnh đó, độ ẩm không khí cao cũng là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, nấm mốc phát triển ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ dẫn đến việc trẻ ho có đờm. Nếu trẻ ho có đờm kéo dài phải thận trọng vì có thể bị viêm phổi, viêm thanh quản, xoang, hen suyễn.
3. Dấu hiệu nhận biết
Những dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị ho có đờm bao gồm:
Ho dai dẳng lâu ngày không khỏi.
Ho nhiều kèm theo co thắt, cơ thể tím tái (Trong trường hợp này mẹ cần sơ cứu ngay lập tức trước khi đưa trẻ đến bệnh viện).
Ho kèm theo sốt, nôn trớ, đặc biệt là vào ban đêm.
Ho nhiều kèm đờm, trong lồng ngực nghe được tiếng rên rít.
4. Cách chữa trẻ ho có đờm
Thực hiện một số cách như sau nếu bố mẹ thấy bé có triệu chứng ho có đờm.
Vệ sinh đường mũi và họng bằng nước muỗi sinh lý mỗi ngày cho trẻ.
Sử dụng một số bài thuốc trị ho có đờm bằng dân gian như: chanh, mật ong, gừng, cam thảo, bạc hà, lá húng chanh,…
Giữ ấm cho trẻ.
Giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng mát.
Không để trẻ tiếp xúc với môi trường khói thuốc lá, bụi bẩn, các tác nhân lạ như lông chó, lông mèo, phấn hoa… sẽ làm cho bệnh của trẻ trở nên nặng hơn.
Bổ sung dinh dưỡng mỗi ngày đầy đủ thông qua thức ăn, thực phẩm chức năng. Lưu ý không nên cho trẻ ăn uống đồ quá nóng gây kích thích vòm họng, cơn ho sẽ nặng hơn.
Nếu sử dụng tất cả các biện pháp trên mà tình trạng bệnh của bé vẫn không giảm đi, thì lúc này hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được khám bệnh và có phương pháp chữa trị tốt nhất
5. Cách phòng tránh tình trạng trẻ ho có đờm
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng cho con để hoàn thiện về mặt thể chất cũng như hệ miễn dịch.
Thường xuyên cho trẻ vận động, vui chơi bên ngoài để tăng cường khả năng đề kháng ngay từ nhỏ.
Tạo thói quen đeo khẩu trang khi cho trẻ ra ngoài đường.
Vệ sinh mũi họng cho trẻ hàng ngày.
Vệ sinh phòng ở của trẻ thường xuyên để không khí lưu thông, tránh hình thành các ổ vi trùng, vi khuẩn.
Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.
Chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe để khám và chữa trị kịp thời.
Hy vọng thông qua bài viết trên đây bố mẹ đã có thêm kinh nghiệm chăm sóc trẻ con khi bị ho có đờm. Đừng quên theo dõi những bài viết sau của Evacare để học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm chăm con tốt nhé!